Logo
Logo Logo
Đăng ký Đăng nhập
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin tức chung
    • Giới thiệu về sách
    • Thông cáo báo chí
    • Tin nhà xuất bản
  • Ấn phẩm
    • Tạp chí Khoa học
    • Bộ sách tham khảo
    • Bộ sách chuyên khảo
    • Sách nhà nước đặt hàng
    • Sách liên kết
  • Sách điện tử
  • Thủ Tục Xuất Bản
  • Liên hệ
    • Hệ thống phát hành
  • Tuyển tập
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Tin tức - Sự kiện
  • Ấn phẩm
  • Sách điện tử
  • Thủ Tục Xuất Bản
  • Liên hệ
  • Tuyển tập
Logo Logo

Sách ứng dụng & PT công nghệ cao

Chương 8: Hormon và các hormon trong thiên nhiên

I. KHÁI NIỆM VỀ HORMON
1. Hormon hay nội tiết tố là những chất hữu cơ có hoạt tính sinh học. Với một lượng nhỏ, nhưng cũng có thể kích động cả một quá trình chuyển hoá bao gồm nhiều phản ứng làm ảnh hưởng sâu sắc đến cơ thể. 
2. Nội tiết tố được chế tạo ra từ những cơ quan đặc biệt, đổ vào máu để dẫn tới các cơ quan khác. Cơ quan sản xuất ra chúng gọi là tuyến nội tiết (endocrin - từ chữ Hy lạp: endo: nội, trong; crinein: bài tiết, thải ra). Cơ quan nhận tác dụng các chất nội tiết gọi là cơ quan đích.
3. Khác với tuyến ngoại tiết là chất tiết ra đổ trực tiếp vào máu mà không qua các đường ống dẫn riêng như các chất của tuyến nội tiết.
4. Trước đây, người ta quan niệm hormon được bài tiết chỉ bởi các tuyến nội tiết, ví dụ như: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận…., nhưng những phát hiện mới gần đây đã thay đổi cả quan niệm trên, đó là hormon còn được sản xuất ra từ cả những tế bào không có chức năng nội tiết ví dụ: như những tế bào mô của vùng dưới đồi bài tiết ra các hormon. Các hormon này sau đó mới tác động lên tuyến yên. Sự phát hiện ra các hormon não có một tầm quan trọng rất lớn vì nó hình thành một môn khoa học mới: thần kinh nội tiết. Người ta còn thấy các tế bào không phải tuyến nội tiết mà tiết ra prostaglandin - một chất hữu cơ thuộc loại acid béo - mà cũng gọi là hormon tế bào. 
5. Cũng như enzym, hormon tác dụng như chất xúc tác sinh học, xúc tác nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể. Tuy nhiên hormon khác với enzym ở một số điểm:
ƒ Hormon ngoài protein và dẫn xuất acid amin còn là steroid.
ƒ Hormon được tạo ra từ một cơ quan khác với cơ quan nhận.
ƒ Hormon có tính đặc hiệu rộng, một số hormon như kích tố tăng trưởng (GH) của tuyến yên hoặc thyroxin (T4) của tuyến giáp trạng có tác dụng trên nhiều loại tế bào. Một số hormon khác lại chỉ có tác dụng trên một vài loại tế bào đặc hiệu. Ví dụ oxytocin tác dụng lên cơ trơn của tử cung để đẩy thai khỏi tử cung lúc sinh nở của phụ nữ và tác dụng trên tiểu động mạch như ở dương vật để làm căng cứng dương vật.
Vào nửa sau thế kỷ 19 có nhiều sự kiện đưa đến hình thành học thuyết về các tuyến nội tiết. Năm 1849, Bectold đã đổi chỗ tinh hoàn của gà trống sang một nơi khác trong cơ thể bằng phương pháp phẫu thuật. Kết quả là gà trống vẫn giữ được tiếng gáy, tính hiếu chiến. Gà vẫn có mào trên đầu và hoạt dộng sinh dục mạnh mẽ. Tất cả những điều đó nói lên tuyến sinh dục nam vẫn tiết vào máu các chất tác dụng lên cơ thể, không phụ thuộc vào vị trí của các tuyến này. Năm 1885, Addison - một thầy thuốc người Anh đã công bố sự tổn thương ở tuyến thượng thận của người đưa đến bệnh tăng sắc tố da - còn gọi là “bệnh da đồng”. Năm 1885, Claude Bernard đưa ra khái niệm về tuyến nội tiết - đó là những tuyến không có ống dẫn mà các chất sản xuất ra đổ thẳng vào máu, chẳng hạn tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận v.v… Braun Sequar thì cho rằng thiếu sản phẩm của các tuyến nội tiết sẽ dẫn đến các bệnh khác nhau, cho nên có thể thay thế việc ghép các tuyến bằng cách tiêm vào các chất tiết ra từ tuyến để chữa bệnh. Năm 1902, Baylix và Starling nêu ra một chất hoạt động gọi là secretin do màng nhầy của ruột tiết ra. Các chất này đi vào máu, đi đến tuỵ và kích thích tuỵ bài tiết dịch tuỵ và từ đó hình thành định nghĩa hormon ban đầu, đó là chất hữu cơ có hoạt tính sinh học được sản xuất từ cơ quan này vào máu và đi đến phát huy tác dụng ở một cơ quan khác. Năm 1932, Moore và Price đề nghị thêm vào định nghĩa hormon cái nguyên tắc tự điều chỉnh để đảm bảo tính hằng định nội môi của cơ thể dựa trên phương thức điều chỉnh ngược (Feed back).
Thông tin chi tiết
Trang: 79-94
Giá pdf: 15.000 VNĐ
Mua chương

Mục lục

Chương 1: Khái niệm về các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học: Phân loại và tác dụng
Trang: 1-10
Chương 10: Kháng sinh và các kháng sinh thiên nhiên
Trang: 113-126
Chương 11: Vitamin và các vitamin thiên nhiên
Trang: 127-138
Chương 12: Tinh dầu và các tinh dầu thiên nhiên
Trang: 139-144
Chuơng 13: Nhựa và các nhựa thiên nhiên
Trang: 145-148
Chương 14: Lipid và các lipit thiên nhiên
Trang: 149-152
Chương 15: Các hợp chất thiên nhiên làm thuốc từ động vật
Trang: 153-157
Chương 16: Semiochemical và các semiochemical thiên nhiên
Trang: 157-168
Chuơng 17: Các hợp chất thiên nhiên có tính độc
Trang: 169-178
Chương 18: Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học tác dụng trên một số cơ quan người và động vật
Trang: 179-190
Chương 2: Flavonoid và các flavonoid thiên nhiên
Trang: 11-17
Chương 3: Glycozid và các glycosid thiên nhiên
Trang: 17-28
Chương 4: Saponin và các saponin thiên nhiên
Trang: 29-36
Chương 5: Terpenoid và terpenoid thiên nhiên
Trang: 37-44
Chương 6: Alcaloid và các alcaloid thiên nhiên
Trang: 45-66
Chương 7: Phenol và các phenol thiên nhiên
Trang: 67-78
Chương 8: Hormon và các hormon trong thiên nhiên
Trang: 79-94
Chương 9: Enzym và các enzym thiên nhiên
Trang: 95-112
Bản quyền thuộc về Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

Địa chỉ: Nhà A16 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 2214.9041 - (+84)(24)2214.9040 - Email: nxb@vap.ac.vn