Chương IV. PHÂN VÙNG SINH KHOÁNG VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG QUẶNG HÓA ANTIMON MIỀN BẮC VIỆT NAM
4.1. Vị trí quặng hóa antimon trong khu vực
Các mỏ và điểm quặng antimon Miền Bắc Việt Nam phân bố ở phía
nam miền sinh khoáng antimon - thủy ngân Hoa - Việt. Miền sinh
khoáng antimon - thủy ngân Hoa - Việt thuộc nửa đai ngoài (Á -
Úc) của đai sinh khoáng tây Thái Bình Dương. Đã từ lâu, antimon
(và thủy - ngân) được coi là nguyên tố hóa học tiêu biểu của đai
sinh khoáng Tây Thái Bình Dương (Z.V. Sidorenko, 1973) [327].
Miền sinh khoáng Hoa - Việt là nơi có mật độ tập trung khá cao của
mỏ và điểm quặng antimon và thủy ngân (sản lượng hàng năm của
antimon miền Nam Trung Hoa chiếm khoảng một nửa hàm lượng
antimon của thế gới), trong đó có những mỏ thuộc vào loại lớn của
thế giới như mỏ: Tây Hoàng Sơn (Sb); Vạn Sơn (Hg) và rất nhiều
mỏ khác ở Hồ Nam, Giang Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây,
Quảng Đông (Trung Quốc), Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh (Việt Nam). Chỉ
tính riêng vùng Chiêm Hóa và Yên Minh có hơn 30 mỏ và điểm
quặng antimon. Danh sách các mỏ và điểm quặng antimon Miền Bắc
Việt Nam đưa ra ở bảng 4.1.