Chương II. CÁC THÀNH HỆ QUẶNG ANTIMON MIỀN BẮC VIỆT NAM
2.1. Khái niệm thành hệ quặng và phương pháp phân chia2.1.1. Khái niệm về thành hệ quặng
Thành hệ quặng (THQ) là một khái niệm cơ bản trong nghiên cứu
quặng hóa nội sinh. Trong nghiên cứu sinh khoáng và quặng hóa
nội sinh tồn tại hai hướng nghiên cứu chính. Hướng thứ nhất xem
khoáng sản cũng là đá (cùng một mức tổ chức vật chất như các đá
trầm tích, đá biến chất hay đá magma) và là một thành viên của các
thành hệ địa chất. Các nghiên cứu theo hướng này dựa trên quan hệ
cộng sinh của khoáng sản và đá trong cùng một thành hệ địa chất.
Hướng thứ hai, phổ biến hơn cả, xem khoáng sản là một đối tượng
riêng, độc lập và được nghiên cứu rộng rãi trong các khoa học về
khoáng sản và sinh khoáng. Trong chuyên khảo này chúng tôi theo
hướng thứ hai, xem thành hệ quặng là đối tượng cần được phân chia
và đề cập trong nghiên cứu quặng hóa antimon. Thành hệ quặng là
đơn vị cơ sở của bảng phân loại các mỏ khoáng sản. Khái niệm
thành hệ quặng và thành hệ địa chất (magma, trầm tích, biến chất) là
các khái niệm không tương đồng về mặt khối lượng. Một thành hệ
địa chất có thể kèm theo một hoặc nhiều thành hệ quặng và ngược
lại một thành hệ quặng có thể được thành tạo trong nhiều bối cảnh
địa chất khác nhau (có mối liên quan nguồn gốc với nhiều thành hệ
địa chất khác nhau). Khác với thành hệ địa chất, thành hệ quặng
không chỉ mang các dấu hiệu vật chất - cấu trúc mà còn tính đến các
chỉ tiêu kinh tế - công nghiệp. Ta cũng cần nhấn mạnh sự khác biệt
giữa thành hệ mang quặng và thành hệ quặng. Ví dụ, chúng ta có
các thành hệ chứa mangan, chứa photspho, chứa sắt, chứa bauxit ...