Động vật đáy hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Thanh Hiền, Ann Vanreusel, Nic Smol, Nguyễn Vũ Thanh, Nguyễn Ngọc Châu
Rừng ngập mặn Cần Giờ
được UNESCO công nhận là
“Khu dự trữ sinh quyển”
đầu tiên của Việt Nam Với
hơn 41.000 hecta rừng, với
sự phong phú và đa dạng
của hệ động, thực vật, rừng
ngập mặn Cần Giờ không
chỉ là lá phổi mà còn vùng
kinh tế đầy tiềm năng của
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thức được tầm quan
trọng và giá trị quý báu của hệ
sinh thái rừng ngập mặn Cần
Giờ, đã có nhiều nghiên cứu
khoa học đã được tiến hành
nhằm bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học và tài
nguyên sinh vật của hệ sinh
thái rừng ngập mặn. Nhưng
quan trọng hơn cả là nâng cao
nhận thức cộng đồng địa
phương về đa dạng sinh học và
tầm quan trọng của chúng đối
với hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đây cũng là mục tiêu của các
Dự án “Ảnh hưởng của sự khai
thác rừng ngập mặn đến hệ sinh
thái động vật đáy và đánh giá
công cụ quản lý bền vững”
(IMABE, 2004-2009) và Dự án
“Đa dạng động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và
nâng cao nhận thức cộng đồng
về tầm quan trọng của chúng”
(SOUTH INITIATIVE, 2011-
2013) do Quỹ VLIR-UOS,
Vương Quốc Bỉ tài trợ, với hợp
tác giữa Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm
Khoa học và Công nghệ Việt
Nam và Đại học tổng hợp Gent,
Vương Quốc Bỉ.
Sách chuyên khảo “Động vật
đáy hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần Giờ” đã tập hợp và mô tả
140 loài động vật đáy, trong đó
104 động vật đáy cỡ trung bình
(meiobenthos), bao gồm 68 loài
tuyến trùng, 12 loài giun nhiều
tơ (polychaetes), 12 loài giáp xác
amphipods và 12 loài giáp xác
Harpacoids là số loài động vật
đáy mới bổ sung mới cho hệ sinh
thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nhóm tác giả xin chân
thành cảm ơn Quỹ VLIR-UOS,
Vương Quốc Bỉ, Ban quản lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ và
các đồng nghiệp đã cộng tác và
hỗ trợ cho chúng tôi hoàn
thành cuốn sách này