Chuyển đổi số: Hành trình không điểm dừng! Kết nối mọi giá trị, xây dựng tương lai!
Tuy nhiên, hoạt động xuất bản còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém: Chưa đạt chỉ tiêu về số lượng bản sách/người /năm như Chỉ thị đề ra; số tác phẩm có giá trị chiếm tỉ lệ chưa cao, một số hạn chế chậm khắc phục. Năng lực, quy mô, trình độ của các nhà xuất bản còn nhiều hạn chế, mô hình tổ chức chưa phù hợp. Công tác chỉ đạo, quảnh lý nhà nước về xuất bản trên một số mặt chưa hiệu quả, nhất là quản lý xuất bản điện tử có nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều cơ quan chủ quản chưa quản lý chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả nhà xuất bản trực thuộc.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do một số cơ quan chỉ đạo, quản lý chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tính đặc thù của hoạt động xuất bản, chưa có giải pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển. Công tác quản lý chưa được triển khai đồng bộ, chưa có cơ chế chính sách phù hợp.
Bên cạnh đó, Ban Bí thư cũng đã đưa ra các yêu cầu đối với các cơ quan có liên quan để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 42. Đặc biệt đối với các nhà xuất bản cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của lãnh đạo, biên tập viên nhà xuất bản; phát huy vai trò, chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể chính trị-xã hội trong nhà xuât bản. Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện quy chế hoạt động trong đơn vị, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường quản lý liên kết, hoạt động của văn phòng đại diện, phát triển xuất bản điện tử.
(Nguồn tin: nhà xuất bản)