Tham gia buổi hội thảo có sự tham dự của Tổng biên tập, đại diện các tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, đại diện của Cục Thông tin Quốc gia và các bộ phận liên quan đến công tác xuất bản tạp chí.
Đại diện Ban tổ chức Hội thảo – Ông Trần Văn Sắc Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản nêu rõ, đây là một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi theo đuổi và phấn đấu trong những năm qua. Để có cái nhìn rõ hơn về các tạp chí do Nhà xuất bản tổ chức xuất bản, chúng tôi kết hợp và mời bà Dju-Lyn Chng đại diện của Clarivates Analysis sang trình bày về những tiêu chí, phương thức đánh giá và khả năng của các tạp chí khi gửi hồ sơ vào hệ thống của WOS.
Giáo sư Nguyễn Quang Liêm – Tổng biên tập Tạp chí Advances in Natural Science: Nanoscience and Nanotechnlogy chia sẻ: làm việc gì cũng khó, làm công tác xuất bản – đặc biệt là xuất bản tạp chí khoa học rất khó khăn. Để được đánh giá hoặc ghi nhận thì cần sự nỗ lực vượt bậc của Tổng biên tập và toàn bộ ekip với sự hỗ trợ của các cấp với sự nhiệt tình ủng hộ của các tác giả trong và ngoài nước mới có thể thành công. Với công tác xuất bản không biên giới như hiện nay thì việc có các công cụ hỗ trợ và sự xem xét đánh giá tạp chí là một việc làm rất cần thiết. Đại diện của Clarivates Analysis sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn các quy trình xuất bản hiện nay đang thực hiện để xem xét đánh giá lại các công việc đã làm và hoàn thiện trước khi gửi hồ sơ đăng kí.
Tại hội thảo, nhiều câu hỏi và các thắc mắc của những người làm trực tiếp hoặc đang điều hành tạp chí đã được giải đáp. Đồng thời cũng khẳng định những tiêu chí bắt buộc của một tạp chí mang tính quốc tế như:
Tần xuất xuất bản: Đúng kì hạn – tiêu chí bắt buộc của một tạp chí.
Nội dung: Chất lượng cao, có tính mới, mang tính đặc thù được ưu tiên.
Phản biện: Kín –đây là một tiêu chí bắt buộc của một tạp chí khoa học
Có trích dẫn (Impact Factor).
Ngôn ngữ: Tiếng Anh (có thể bài viết bằng ngôn ngữ khác nhưng tóm tắt và tên bài báo phải được viết bằng tiếng Anh).
Hội đồng biên tập và tác giả: đa dạng theo vùng miền, quốc gia….
Có trang web hoạt động. Có tiêu chí rõ ràng dễ dễ tìm, dễ tra cứu, và thông tin phải cập nhật.
Các tiêu chí khác: Định dạng chuẩn, tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh; địa chỉ của từng tác giả riêng biệt phải được ghi rõ/đúng và không viết tắt….
Tại buổi Hội thảo bà Dju-Lyn Chng chia sẻ, các tạp chí mạnh dạn gửi hồ sơ đăng kí vào hệ thống của WOS với dạng tạp chí mới nổi (ESCI). Có thể sau 2 năm các tạp chí sẽ được xem xét ở mức cao hơn. Để một tạp chí được đánh giá thì tạp chí đó cần có chỉ số trích dẫn (Impact Factor) đạt ở mức yêu cầu. Vì mỗi lĩnh vực, mỗi chuyên ngành có thể có chỉ số IF khác nhau. Nếu tạp chí gửi hồ sơ đăng kí chưa được xét duyệt, tạp chí đó phải chờ sau 2 năm mới được xem xét đánh giá lại theo các tiêu chí đã đặt ra.
Hội thảo đã mở ra một định hướng mới cho các tạp chí trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để các tạp chí nhận rõ nhiệm vụ và hướng đi đúng mà các tạp chí đang theo đuổi.
Nguồn: Trích dẫn điển hình năm 2018của một số lĩnh vực cụ thể của tạp chí
Bà Dju-Lyn Chng chia sẻ kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ gửi WOS
Khách mời và Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm với bà Dju-Lyn Chng sau buổi họp
(Nguồn tin: nhà xuất bản)