Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo công tác báo chí năm 2022 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023. Trong báo cáo, đồng chí Trần Thanh Lâm nhấn mạnh, năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp và khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn đến quy mô toàn cầu. Đặc biệt năm 2022, là năm phục hồi sau đại dịch Covid-19 khiến cho các hoạt động báo chí gặp không ít khó khăn. Năm 2022 cũng là thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức phát động Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với chủ đề “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc số tốt đẹp hơn cho người dân”.
Trong lĩnh vực báo chí, công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động báo chí tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển theo định hướng Đại học XIII của Đảng “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” gắn với công cuộc chuyển đổi số.
Năm 2022, cũng lần đầu tiên, các tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ, công khai, giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu sai lệch nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và sâu rộng.
Ở nước ta hiện nay có 06 cơ quan truyền thông đa phương tiện (Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân); 15 cơ quan báo chí (11 báo, 03 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC); 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí; và 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình.
Công tác thông tin trên báo chí năm 2022 thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội.
Những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần chỉ đạo, giải quyết trong năm 2023 tập trung vào một số nội dung sau: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; sự phối hợp giữa Hội Nhà báo và cơ quan chủ quản nhằm tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí; giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để báo chí thực hiện tốt sứ mệnh báo chí cách mạng, “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” gắn với công cuộc chuyển đổi số. Tăng cường chỉ đạo, định hướng, kịp thời chấn chỉnh hoạt động báo chí với phương châm “chủ động thông tin tích cực”.
Hội nghị đã nhận được 22 tham luận của các cơ quan báo đài như: Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,…
Bà Vũ Việt Trang - Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam báo cáo tham luận tại Hội nghị
(Nguồn tin: nhà xuất bản)