Chuyến du xuân đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia đông đảo của hơn 40 người gồm các cán bộ hưu trí, các cán bộ đang làm việc tại Nhà xuất bản cùng người thân, gia đình của các đồng chí và diễn ra trong điều kiện thời tiết rất thuận lợi.
Qua chuyến đi này, cán bộ công chức, viên chức Nhà xuất bản có thêm hiểu biết về danh lam thắng cảnh và lịch sử văn hóa của dân tộc cũng như có thêm nhiều hứng khởi để hoàn thành tốt công việc sắp tới.
Một số nguồn ảnh về các địa điểm trong chuyến du xuân:
Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự ) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhã bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4 (Nguồn: internet)
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa tại Quyết định số 313/VH-VP, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa (Nguồn: internet)
Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991. Năm 2015, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ( Nguồn: internet).
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Khu lăng Kinh Dương Vương nằm ở ngoài đê, cách dòng Đuống ngày nay khoảng 500m. Lăng xưa, rợp bóng đại thụ, tạo cảnh quan tĩnh mịch, uy nghiêm. Thời thuộc Pháp khu lăng bị tàn phá trơ trụi, mãi đến năm 1971, nhân dân thôn Á Lữ mới có điều kiện quy hoạch và tôn tạo khang trang, thoáng mát mà vẫn đậm đặc dấu ấn của kiến trúc cổ (Nguồn:internet)
(Nguồn tin: nhà xuất bản)