Logo
Logo Logo
Đăng ký Đăng nhập
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin tức chung
    • Giới thiệu về sách
    • Thông cáo báo chí
    • Tin nhà xuất bản
  • Ấn phẩm
    • Tạp chí Khoa học
    • Bộ sách tham khảo
    • Bộ sách chuyên khảo
    • Sách nhà nước đặt hàng
    • Sách liên kết
  • Sách điện tử
  • Thủ Tục Xuất Bản
  • Liên hệ
    • Hệ thống phát hành
  • Tuyển tập
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Tin tức - Sự kiện
  • Ấn phẩm
  • Sách điện tử
  • Thủ Tục Xuất Bản
  • Liên hệ
  • Tuyển tập
Logo Logo

Sách tài nguyên TN & MT Việt Nam

Mở đầu


Hai lớp chính thuộc ngành Thân mềm là Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Lớp Chân bụng thường được biết đến như là ốc và sên đã được giới thiệu sơ lược ở cuốn sách chuyên khảo của cùng nhóm tác giả (Đỗ Văn Tứ và nnk., 2019). Lớp Thân mềm hai mảnh vỏ (hay nhuyễn thể hai mảnh vỏ) là lớp lớn thứ hai trong ngành Thân mềm với khoảng hơn 8.360 loài thuộc 93 họ đang tồn tại (Huber, 2015); chúng được biết đến như ngao, nghêu, hàu, sò, trai, điệp, vẹm và một số tên gọi khác. Lớp này có đặc trưng cơ thể được bọc trong hai vỏ có cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat, đối xứng hai bên và nối với nhau bằng dây chằng. Đầu nhỏ không có mắt, được xác định chỉ bằng miệng không có dải răng kitin (radula), được bao kín hoàn toàn. Chúng có mang lớn làm nhiệm vụ nhận ôxy và lọc thức ăn (sinh vật nổi) từ nước. Ở hầu hết các loài hai mảnh vỏ, chân của chúng được sử dụng để bò hoặc trượt qua trầm tích đáy. Một số loài sử dụng chân để cố định các sợi tơ mềm vào nền đáy cứng; các loài khác chỉ sử dụng chân ở giai đoạn con non và sau này nó bị tiêu giảm đáng kể (Swennen et al., 2001). Các loài hai mảnh vỏ thường vùi mình trong trầm tích, nơi tương đối an toàn trước kẻ thù. Tuy nhiên, một số loài như điệp cũng có thể bơi một cách linh hoạt trong nước. Kích thước vỏ của các loài trong lớp này biến thiên từ dưới một vài milimet tới hơn một mét như loài Trai tai tượng (Tridacna gigas), đa số các loài có chiều dài dưới 10 cm. Tại vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương cho đến nay đã ghi nhận khoảng 2.750 loài hai mảnh vỏ. Trong đó, khoảng 3/4 số loài là đặc hữu cho vùng này; đây là khu vực có số lượng loài hai mảnh vỏ nhiều nhất và tỷ lệ số loài đặc hữu cũng là cao nhất so với các vùng biển khác (Huber, 2010).
Thông tin chi tiết
Trang: 21-25
Giá pdf: 15.000 VNĐ
Mua chương

Mục lục

CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ ĐỊNH LOẠI MẪU VẬT ỐC VÀ HAI MẢNH VỎ
Trang: 26-53
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI, HÌNH THÁI VỎ VÀ CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG (SYSTEMATICS, SHELL MORPHOLOGY AND TERMS)
Trang: 55-59
CHƯƠNG III. GHI NHẬN THÊM VỀ NHỮNG LOÀI ỐC VÀ HAI MẢNH VỎ PHỔ BIẾN Ở VEN BIỂN, VEN ĐẢO VIỆT NAM
Trang: 61-246
CHƯƠNG IV. NHỮNG NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG VỀ KHU HỆ THÂN MỀM Ở VEN BIỂN, VEN ĐẢO VIỆT NAM (SOME ADDITIONAL COMMENTS ON MARINE MOLLUSCS OF VIETNAM)
Trang: 247-259
Mở đầu
Trang: 21-25
Bản quyền thuộc về Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

Địa chỉ: Nhà A16 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 2214.9041 - (+84)(24)2214.9040 - Email: nxb@vap.ac.vn