Logo
Logo Logo
Đăng ký Đăng nhập
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin tức chung
    • Giới thiệu về sách
    • Thông cáo báo chí
    • Tin nhà xuất bản
  • Ấn phẩm
    • Tạp chí Khoa học
    • Bộ sách tham khảo
    • Bộ sách chuyên khảo
    • Sách nhà nước đặt hàng
    • Sách liên kết
  • Sách điện tử
  • Thủ Tục Xuất Bản
  • Liên hệ
    • Hệ thống phát hành
  • Tuyển tập
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Tin tức - Sự kiện
  • Ấn phẩm
  • Sách điện tử
  • Thủ Tục Xuất Bản
  • Liên hệ
  • Tuyển tập
Logo Logo

Sách tài nguyên TN & MT Việt Nam

Chương II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU SÁN LÁ Ở ĐỘNG VẬT VIỆT NAM

Những nghiên cứu về khu hệ giun sán nói chung ở Việt Nam trước kia dưới thời kỳ Pháp thuộc do một số nhà bác học nổi tiếng thế giới tiến hành nhưng rất lẻ tẻ, mang tính chất ngẫu nhiên; chủ yếu là do các bác sĩ thú y thu thập mẫu vật ở lò mổ của các thành phố lớn.
Những sán lá đầu tiên được tìm thấy ở động vật nhà ở Việt Nam theo ý kiến của A. Railliet (1924) là do Bourger (1886) và Cattoin (1888). Cả hai tác giả ngẫu nhiên tìm thấy hai loài sán lá Fasciola gigantica và Gastrothylax crumenifer ở gia súc Bắc Bộ. Sau đó Evans và Rennie (1908) tìm thấy F. gigantica ở gia súc Trung bộ.
Năm 1892 A. Giard và A. Billet đã xuất bản công trình “Về một vài loài sán lá ký sinh ở gia súc Bắc Bộ”. Các tác giả đã tìm thấy ở trâu và bò ở tỉnh Cao Bằng, các loài sán lá Fasciola hepatica và hai loài mới: Homalogaster poirieri (sau này được xếp là tên đồng vật synonym của H. paloniae Poirier, 1882) và Distoma coelomaticum, sau này được xếp vào giống Eurytrema. Cũng các tác giả này (1897) tìm thấy loài Dicrocoelium panceaticum (Eurytrema panceaticum) ở tuyến tụy của gia súc. Loài này phân bố rộng ở Bắc Bộ, Nam Bộ, Lào và Campuchia.

Thông tin chi tiết
Trang: 5-10
Giá pdf: 10.000 VNĐ
Mua chương

Mục lục

Chương I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU VIỆT NAM
Trang: 1-4
Chương II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU SÁN LÁ Ở ĐỘNG VẬT VIỆT NAM
Trang: 5-10
Chương III. ĐẶC TRƯNG ĐA DANG SINH HỌC CỦA KHU HỆ SÁN LÁ Ở ĐỘNG VẬT VIỆT NAM
Trang: 11-108
Chương IV. ĐẶC TRƯNG KHU HỆ SÁN LÁ Ở ĐỘNG VẬT VIỆT NAM
Trang: 109-140
Chương IX. TẦM QUAN TRỌNG, THỰC TIỄN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH SÁN LÁ KÝ SINH Ở NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
Trang: 255-258
Chương V. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIẺM SINH THÁI 141 CỦA KHU HỆ SÁN LÁ Ở CHIM VÀ THÚ VIỆT NAM
Trang: 141-164
Chương VI. NGHIÊN CỨU SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI SÁN LÁ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Trang: 165-192
Chương VII. ĐẶC TÍNH ĐỊA ĐỘNG VẬT CỦA KHU HỆ SÁN LÁ Ở ĐỘNG VẬT VIỆT NAM
Trang: 193-220
Chương VIII. ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA KHU HỆ SÁN LÁ Ở ĐỘNG VẬT VIỆT NAM
Trang: 221-254
Bản quyền thuộc về Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

Địa chỉ: Nhà A16 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 2214.9041 - (+84)(24)2214.9040 - Email: nxb@vap.ac.vn