Trang bìa cuốn sách
Cuốn sách này trình bày các nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật liên quan đến hiệu quả trong vi nhân giống để khai thác thương mại với chi phí nhân công và thiết bị thấp. Cuốn sách gồm 18 chương liên quan đến thiết lập các hệ thống, kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến cũng như cải thiện các quy trình trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Cuốn sách này cũng thảo luận về các phương pháp mới như hệ thống nuôi cấy túi nylon, hệ thống chiếu sáng đơn sắc (LED) và hệ thống LED không dây, kéo dài thân, gây vết thương và hủy đỉnh, hệ thống nuôi cấy thủy canh trong ống nghiệm và vi thủy canh, hệ thống nuôi cấy lớp tế bào mỏng tế bào, v.v. Nuôi cấy tế bào, mô và cơ quan thực vật đã được phát triển hơn năm mươi năm trước. Kể từ đó, các ứng dụng vi nhân giống được mở rộng nhanh chóng trên toàn thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp và làm vườn.
Cuốn sách nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà xây dựng nguồn nhân lực và các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra, cuốn sách còn là tài liệu đọc bổ sung cho sinh viên đại học và sau đại học về nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh thái học, khoa học đất và khoa học môi trường.
Thông tin tác giả cuốn sách:
GS.TS. Dương Tấn Nhựt tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Kagawa (Nhật Bản). Ông hiện là Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên (VAST, Việt Nam). Ông đã có hơn 400 bài báo được công bố trong trên các tạp chí quốc tế và quốc gia, và là chủ biên của cuốn sách “Thin cell layer culture system: Regeneration and transformation application” được xuất bản bởi nhà in “Kluwer Academic Publishers”; ngoài ra, ông còn đóng góp khoảng 20 chương sách cho các nhà in quốc tế có uy tín như Springer, Kluwer Academic Publishers,….; và ông đã có nhiều bài thuyết trình và poster trong nhiều hội nghị quốc tế. GS.TS. Dương Tấn Nhựt từng là Chủ tịch Hội đồng Sinh học - Nông nghiệp - Khoa học Sự sống (NAFOSTED, Việt Nam) trong các năm 2015 - 2017; là Phó chủ tịch hội sinh lý thực vật Việt Nam từ năm 2003 đến nay; và là thành viên ban biên tập của một số tạp chí tại Việt Nam.
TS. Hoàng Thanh Tùng tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Khoa học Huế (Việt Nam). Ông là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên (VAST, Việt Nam). TS. Hoàng Thanh Tùng được đào tạo về giả phẫu hình thái mô học thực vật tại Đại học Calgary (Canada) và lĩnh vực công nghiệp sinh học tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản). Ông đã có hơn 85 bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc gia; ngoài ra, ông đã viết hai chương sách cho nhà in Springer, và đã có nhiều bài thuyết trình và poster tại các hội nghị trong nước và quốc tế. Ông là một trong ba người được đề cử cho Giải thưởng trẻ "Tạ Quang Bửu" của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam năm 2020 và 2021.
GS.TS. Edward C Yeung tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Yale (Mỹ). Ông là giáo sư tại Đại học Calgary (Canada). Ông có 200 công bố trên các tạp chí quốc tế và có nhiều bài thuyết trình tại các hội nghị quốc tế. Ông là thành viên ban biên tập của một số tạp chí quốc tế về sinh lý học thực vật, công nghệ sinh học và giải phẫu mô học. Ông đã được trao Giải thưởng Giảng dạy của Đại học Calgary vào năm 2002 và là người nhận Giải thưởng “Visiting Sr Scientist Award” của Japanese Society for the Promotion of Science năm 2007.
https://vast.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/gioi-thieu-sach-chuyen-khao-moi-co-tua-%C4%91e-plant-tissue-culture-new-techniques-and-application-in-horticultural-species-of-tropical-region-%C4%91uoc-nha-xuat-ban-springer-singapore-xuat-ban-nam-2022-43831-403.html
(Nguồn tin: Vast.gov.vn)