Xuất bản kỹ thuật số. Ảnh: Pinterest.
Hiện nay, với sự thay đổi thói quen đọc của người dùng, các mô hình thanh toán điện tử được cải thiện tiện lợi. Các đơn vị xuất bản bắt đầu quá trình chuyển đổi số, tận dụng công nghệ trong lĩnh vực xuất bản. Điều đó khiến việc phát triển kinh doanh xuất bản kỹ thuật số vẫn còn nhiều triển vọng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi, cạnh tranh gay gắt, nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng. Đồng thời, dựa trên hoạt động thực tế của các đơn vị xuất bản, sự phát triển của ngành công nghiệp nội dung đã nảy sinh một số vấn đề đáng chú ý.
Ưu tiên hoạt động khai thác bản quyền
Rất khó giải quyết sự tách biệt giữa ủy quyền bản quyền và hạn chế về quy mô chi phí. Khi đề cập đến những khó khăn trong quá trình phát triển xuất bản số hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản đặt vấn đề liên quan đến hoạt động bản quyền lên hàng đầu.
Một mặt, đó là hiện trạng tách quyền tác giả. Các nhà xuất bản cần dựa vào sự ủy quyền bản quyền của tác giả để phát triển nội dung. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp khi ký hợp đồng bản quyền, tác giả/nhà xuất bản/đơn vị bán bản quyền nước ngoài sẽ tách riêng bản quyền sách giấy, sách nói và ebook.
Các nhà xuất bản có quyền xuất bản sách giấy, nhưng do cạnh tranh và các yếu tố khác, họ không có các sản phẩm kỹ thuật số hoặc không được nắm bản quyền đầy đủ, hoặc phạm vi xuất bản bị hạn chế, nên dẫn đến thị phần xuất bản số bị thu hẹp.
Sách ngoại nhập chất lượng cao, do tác giả không am hiểu thị trường thanh toán tri thức, âm thanh trong nước,… nên cũng sẽ nảy sinh vấn đề về ủy quyền khai thác bản quyền.
Hiện nay, mô hình phát triển “một nội dung, nhiều sản phẩm” đang trở thành xu hướng xuất bản trên thế giới. Có nghĩa là một nội dung nhiều ý tưởng, một ý tưởng nhiều hướng phát triển, một sản phẩm nhiều sản phẩm, một sản phẩm nhiều hình thức, nhiều kênh bán hàng cùng lúc nhiều sản phẩm.
Các sản phẩm gia tăng của dịch vụ xuất bản, “đầu ra một lần” đang trở thành một yếu tố không thể thiếu của ngành xuất bản, do đó, bản quyền vẫn là trọng tâm ưu tiên chính của các nhà xuất bản.
Bên cạnh sự cạnh tranh về bản quyền, việc phát triển nội dung còn bị hạn chế bởi chi phí, lượng truy cập, lượt tải về, ngân sách quảng cáo và thương hiệu đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh số bán sản phẩm kỹ thuật số.
Đối với các tổ chức xuất bản, nếu không thương lượng được bản quyền kỹ thuật số của các tác giả nổi tiếng, có lượng truy cập lớn, họ sẽ gặp lúng túng vì thiếu độ quảng bá và ảnh hưởng.
Trước tình hình cạnh tranh bản quyền ngày càng gay gắt và chu kỳ phát triển xuất bản phẩm kỹ thuật số sẽ mất thời gian nhiều hơn, việc quay vòng vốn sẽ chậm hơn, nên các đơn vị xuất bản cần cân nhắc tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra, tức là cần cân đối giữa việc mua bản quyền và bán xuất bản phẩm.
Vi phạm bản quyền dẫn đến nhiều hệ lụy
Bản quyền khó khăn, quảng bá khó khăn, nhưng chưa phải là vấn đề trọng điểm, khó khăn trọng điểm là hiện tượng vi phạm bản quyền các sản phẩm số một cách tràn lan và chi phí bảo vệ quyền cao, quy trình phức tạp.
Hiện chưa có công nghệ nào có thể bảo vệ được nội dung của một cuốn điện tử hoặc sách nói, thế nên hiện tượng vi phạm bản quyền cực kỳ phổ biến. Vi phạm bản quyền sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số của các đơn vị xuất bản, nó cũng ảnh hưởng đến lòng tin của tác giả đối với các đơn vị xuất bản, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có trong tương lai.
Một số hình thức vi phạm bản quyền các sản phẩm kỹ thuật số và kiểu vi phạm bản quyền mới tương đối phức tạp đã bắt đầu xuất hiện ở các nền tảng trong lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số.
Chẳng hạn vi phạm bản quyền nội dung, đọc sách nói không có bản quyền, ebook không có bản quyền, các trang web kinh doanh quảng cáo ebook lậu và tự ý phát triển nội dung có bản quyền của các nhà xuất bản mà không được phép, như tóm tắt nội dung toàn bộ cuốn sách, làm thành giáo trình dạy học, hoặc vẽ thành tranh...
Cạnh tranh gay gắt, xuất bản truyền thống thiếu lợi thế
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp nội dung số ngày càng khốc liệt và nhiều ông lớn trong làng công nghệ có thế mạnh về vốn đã tham gia vào cuộc chơi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các tổ chức xuất bản ở các khía cạnh khác nhau như cạnh tranh bản quyền, phát triển nội dung và tiếp thị sản phẩm.
Một mặt, các tổ chức xuất bản cần cạnh tranh với các tổ chức Internet có lợi thế về vốn rõ ràng trong cùng lĩnh vực đối với âm thanh (xuất bản sách nói), khóa học (giáo trình) và các bản quyền khác.
Mặt khác, các tổ chức xuất bản sách truyền thống thiếu khả năng cạnh tranh về nội dung, lập kế hoạch và triển khai quảng cáo tiếp thị cũng như phạm vi bán hàng của nội dung số. Phương thức tiếp thị hạn chế, phụ thuộc nhiều vào cộng đồng mạng xã hội và khả năng nắm bắt nhu cầu người dùng của các đơn vị xuất bản truyền thống cũng kém hơn các ông lớn công nghệ.
Mạng xã hội vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán sách giấy, tuy nhiên, không gian sáng tạo cho các phương thức tiếp thị sản phẩm kỹ thuật số bị hạn chế và phụ thuộc nhiều hơn vào tác giả, KOL và nền tảng công nghệ.
Đồng thời, các tổ chức xuất bản xuất bản phẩm truyền thống còn có đặc điểm là chưa nghiên cứu đầy đủ và không thể đáp ứng được nhu cầu nội dung số của người dùng.
Với sự gia tăng của các nền tảng công nghệ, yêu cầu về khả năng sản xuất sản phẩm kỹ thuật số và chi phí đầu vào của các tổ chức xuất bản đã tăng lên. Các tổ chức xuất bản truyền thống không nên chỉ làm ra sản phẩm mà còn phải kịp thời nắm bắt các sự kiện, để phổ biến sản phẩm được rộng rãi và không ngừng nâng cao trình độ cũng như cập nhật các ứng dụng nền tảng số vào xuất bản.
Xuất bản sách số chiếm tỷ trọng hạn chế trong cơ cấu hoạt động của các cơ sở xuất bản, còn rào cản trong phát triển sách giấy và sản phẩm số, mô hình liên kết xuất bản và tích hợp nội dung đa dạng còn hạn chế trong phổ cập, phổ biến.
Cơ chế, chế tài và cả nền tảng công nghệ cho sách điện tử còn lúng túng, cung không đáp ứng được cầu. Sách điện tử và sách nói tiếng Việt có bản quyền được kinh doanh hợp pháp rộng rãi hiện vẫn đang rất ít. Các nhà xuất bản không mặn mà với việc kinh doanh sách nói, sách điện tử, một phần do hạn chế trong khâu bảo vệ tác quyền, một mặt do hệ thống công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, và khâu cấp phép, nộp lưu chiểu vẫn còn phức tạp, chưa tương xứng với nguồn lực.
https://zingnews.vn/xuat-ban-ky-thuat-so-can-mot-mo-hinh-kiem-tien-moi-post1389594.html
(Nguồn tin: Zingnews.vn)