Thú rừng- Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài, tập II
Đặng Huy Huỳnh - Chủ biên, Phạm Trọng Ảnh, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Đặng Huy Phương
Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến theo hướng
Bắc - Nam từ 80 đến 230
vĩ Bắc; có hàng nghìn kilômét biên giới
với nhiều quốc gia láng giềng, có bờ biển dài 3260km. Địa hình đa
dạng từ 0m lên đến độ cao lớn nhất là đỉnh núi Fangxipăng cao
3140m so với mặt nước biển, 3/4 lãnh thổ là đồi núi và hai đồng
bằng rộng lớn: đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc, đồng bằng sông
Cửu Long ở phía Nam. Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhưng do địa hình đa dạng nên khí hậu thay đổi từ điều kiện
nhiệt đới ở phía Nam đến điều kiện ôn đới núi cao ở phía Bắc tạo
nên sự đa dạng các hệ sinh thái. Làm nền tảng sự hình thành đa
dạng sinh học, trong đó có các loài động vật hoang dã. Động vật
hoang dã ở Việt Nam rất phong phú trong đó có thành phần các loài
thú thuộc bộ linh trưởng (Primates), bộ ăn thịt (Carnivora), bộ thú
guốc chẵn (Artiodaetyla), bộ guốc lẻ (Perissodaetyla) và bộ có vòi
(Proboscidea). Đây là những loài thú có giá trị kinh tế đồng thời có
ý nghĩa bảo tồn cao ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như trong tình hình
biến đổi khí hậu hiện nay.