Vào một ngày cuối năm 1998, tôi may mắn được một người trong gia tộc họ Bùi Giáp Nhị, xã Thịnh Liệt, chuyển cho quyển sách “Danh nhân văn hóa Bùi Huy Bích (1744-1818)”1 do tôi là cháu ngoại đời thứ 7 của cụ Bùi Huy Bích. Quyển sách được nhà sử học Dương Trung Quốc giới thiệu, với các bài viết của các nhà văn hóa Vũ Khiêu, Vũ Tuấn Sán, Nguyễn Vinh Phúc, Cung Khắc Lược, Trần Lê Văn, Bùi Hạnh Cẩn, và nhiều tác giả khác nói về con người, sự nghiệp văn học và thời đại của Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích.
đại của Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích.
Phần thứ hai của cuốn sách có trích tuyển một số thơ văn của cụ Bùi Huy Bích, trong đó có bài Bạng Cáp Sa (bãi sò) đã cuốn hút tôi rất nhiều và tôi đã đọc với vô cùng thích thú. Thì ra vùng đất rộng lớn chứa vỏ sò ốc được nhân dân khai thác làm gạch không nung ở bờ vịnh Diễn Châu ấy, nơi biển lấn vào lục địa Bắc Trung Bộ sâu nhất, nơi mà rất nhiều các nhà địa chất-Đệ tứ, địa mạo người Pháp, người Việt, người Nga,... đã đến khảo sát, đã được chính cụ Bùi Huy Bích quan tâm khảo sát từ trước đây trên 220 năm2. Sau khi xác định vị trí khu vực bãi giới hạn phía Nam từ đền vua An Dương Vương và phía Bắc đến sông Bùng, Cụ cho biết: “Có nhiều sò ốc, tan nát như bột, khoảnh đất vài dặm, điệp điệp trùng trùng. Sâu bốn năm thước, dính liền nhau lại, đất cát cùng chung….” (bản dịch nghĩa của nhóm Lê Quý Đôn). Và vấn đề cốt lõi ở đây là Cụ đã kết luận chính bờ vịnh này xưa kia là biển, do tích tụ sinh vật mà thành, dưới tác động của sóng biển: “... bởi thuở xưa là bể, trời xoay đất chuyển, gió lùa sóng vỗ mà kết lại như thế, kể đến nay không biết mấy thu đông...”. Đây là một kết luận hoàn toàn chính xác, khoa học. Theo nghiên cứu của các nhà địa mạo và địa chất sau này, vào những năm 70 của thế kỷ 203, cho thấy bãi sò Diễn Châu thuộc thềm biển cao 4-5m, cấu tạo bởi 3 lớp, xen kẽ với trầm tích cát bột, đến độ sâu khoảng 8m. Chúng được tích đọng do sóng sau biển tiến cực đại vào thời kỳ sau băng hà cuối cùng, khoảng 4500 năm trước (mẫu C14 vỏ sò: 4310±65 năm [195]). Và Cụ không chỉ nêu lên hiện tượng thực tế và kết luận về nguồn gốc và cơ chế thành tạo bãi sò, mà đi xa hơn, Cụ trăn trở:
Khi soạn thảo cuốn sách này, ngoài cập nhật những thông tin mới nhất, ở phần I chúng tôi đã trích dẫn một số nội dung về kiến trúc hình thái và chạm trổ hình thái trong bản luận án TSKH với tên gọi Địa mạo Việt Nam, mà chúng tôi đã bảo vệ năm 1985, với những bổ sung và chỉnh sửa cần thiết. Ba phần sau là những nội dung tương đối mới, mà chúng tôi viết như là những thể nghiệm ban đầu, dựa vào những nghiên cứu của chúng tôi trong 25 năm qua, và tham khảo các kết quả nghiên cứu mới của các đồng nghiệp và các bộ môn có liên quan, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu địa mạo của GS.TSKH. Nguyễn Quang Mỹ, GS.TS. Đào Đình Bắc, PGS.TS. Đặng Văn Bào, GS.TSKH.
Đặng Văn Bát, PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ, PGS.TS. Vũ Văn Phái, PGS.TS. Lại Huy Anh, PGS.TS. Trần Đức Thạnh, TS. Nguyễn Thế Tiệp, TS. Đỗ Tuyết, TS. Ngô Quang Toàn, TS. Vũ Văn Vĩnh,…Rất may là một số nội dung mới đã được TS. Uông Đình Khanh, một nhà địa mạo trẻ với tư cách là đồng tác giả, tham gia chấp bút, bao gồm: các Tiểu mục về địa mạo hệ thống đầm hồ, cửa sông, vũng vịnh, địa mạo du lịch, và chương về Tai biến địa mạo. Các hình vẽ đã được CN. Nguyễn Ngọc Thành giúp số hóa và trình bày.
Cuốn sách này được xuất bản là nhờ sự quan tâm đặc biệt của GS. TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của Nhà xuất bản KHTN&CN, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Bản thảo cuốn sách đã được GS. TSKH. Đặng Văn Bát và PGS.
TSKH. Nguyễn Địch Dỹ đọc và cho những nhận xét và góp ý vô cùng quý giá và chuẩn xác, chúng tôi xin bày tỏ ở đây lòng biết ơn sâu sắc.
Và riêng tôi, với cuốn sách này xin được tri ân nhà địa mạo đầu tiên của Việt Nam - TS. Tồn Am Bùi Huy Bích.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là khi viết về các lĩnh vực mà không phải là chuyên môn sâu của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ rất vui mừng khi nhận được sự chỉ bảo của quý vị bạn đọc, mà nhân đây xin được gửi lời cảm tạ chân thành trước.