Mô hình bố trí dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
Lê Văn Hương
Bố trí dân cư là vấn đề xã hội của mọi quốc gia trong các thời kỳ của quá
trình phát triển. Đây chính là việc điều chỉnh nguồn nhân lực với nòng cốt là lực
lượng lao động và kèm theo là khối dân cư theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH). Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi quốc gia có những bước đi khác
nhau trong bố trí dân cư để đảm bảo tính hợp lý về nhiều mặt từ nhu cầu phát triển
KT-XH, đến nguồn cung ứng như nguồn nhân lực, nguồn tài chính, khả năng ứng dụng
khoa học công nghệ,…
Lịch sử khai hoang, phát triển dân cư trên các đảo đã tạo lập không gian
phát triển KT-XH và điều này được thể hiện trong việc thành lập và phát triển 12
huyện đảo. Đó là cơ sở cho việc phát triển không gian biển, đảo của hệ thống đảo
ven bờ (HTĐVB) Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế biển.
Cùng với việc tổ chức xã hội trên các đảo, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu
tư mạnh để đáp ứng nhu cầu xã hội như đường giao thông, hồ trữ nước, điện lưới quốc
gia, hệ thống chợ, kho bãi, bến cảng, hệ thống y tế, giáo dục, viễn thông,… khá
hoàn chỉnh cho đến các huyện đảo và nhiều xã đảo lớn. Một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển kinh tế biển đã bước đầu phát
triển trên một số đảo như dịch vụ nghề
cá; dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ dầu khí,… Những thành quả đạt được,
trước hết đó là việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với HTĐVB trên bản đồ
thế giới và đã được cộng đồng thế giới công nhận và ủng hộ.